Wednesday, 5 December 2012

Gian Hàng Miễn Phí

CÓ MỘT GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ HIỆU QUẢ MÀ:

  • Không hề tốn chi phí thiết kế website.
  • Không cần đau đầu suy nghĩ giao diện nào phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
  • Không tốn chi phí thuê hosting.
  • Vô tư cập nhật sản phẩm.
  • Rất nhiều hỗ trợ từ webdoanhnghiepviet.

MỘT CẦU NỐI TIN CẬY ĐỂ BẠN KINH DOANH KHI:

  • Rất đơn giản để sử dụng.
  • Đối tác liên kết với bạn vô cùng đảm bảo.
  • Khách hàng sẽ tin tưởng khi mua sản phẩm từ gian hàng của bạn tại webdoanhnghiepviet.
  • Nâng cao hiệu quả bán hàng và quảng bá.
  • Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng để có một gian hàng.
Hãy đăng ký Gian Hàng Miễn Phí ngay hôm nay đê được quảng cáo miễn phí mọi lúc, mọi nơi!


Gian hàng miễn phí – tạo web doanh nghiệp | Cổng thông tin điện tử giao dịch trực tuyến

Sunday, 2 December 2012

Dấu hiệu người phỏng vấn không thích bạn

 Bạn sẽ biết cuộc phỏng vấn việc làm có thành công hay không dựa trên thái độ và lời nói của người phỏng vấn.

Nếu anh/cô ấy tỏ vẻ không thích bạn, thay vì tự trách mình, bạn nên kiên cường tiếp tục quá trình tìm việc.

Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy người phỏng vấn không có thiện cảm tốt với bạn:

Hướng nghiệp - Dấu hiệu người phỏng vấn không thích bạn | Tâm Lý Người Tìm Việc

Cuối cùng, nếu người phỏng vấn không thích bạn, tức là công việc này không phải là sự lựa chọn hoàn hảo đối với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng tìm kiếm những nhà tuyển dụng nhiệt tình và hứng thú với khả năng của bạn hơn.

Saturday, 1 December 2012

TOP 10 Kỹ Năng Mềm Cho Người Tìm Việc Làm

Mỗi công ty sẽ tìm kiếm một sự kết hợp khác nhau các kỹ năng và kinh nghiệm từ những ứng viên vào xin việc trong chỗ họ, điều đó phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Để bổ sung cho những năng lực cốt lõi, có một số "kỹ năng mềm" mà mọi công ty đều tìm kiếm ở ứng viên. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ‘Top 10 kỹ năng mềm cho người tìm việc làm”.



"Kỹ năng mềm" đề cập đến những phẩm chất cá nhân, thói quen, thái độ và kỹ năng giao tiếp xã hội. Chính những kỹ năng này sẽ tạo nên một nhân viên tốt và tương thích với công việc mà họ sắp đảm nhận. Các công ty đánh giá các kỹ năng mềm, vì nhiều nghiên cứu cũng như kinh nghiệm đã chỉ ra rằng những điều đó quan trọng một như một công cụ làm việc và hiệu quả như ‘kỹ năng cứng’.

“ Kinh tế dịch vụ ngày nay và các đội làm việc tại các tổ chức lớn còn đặt ra một loại phí bảo hiểm mới cho kỹ năng của con người và việc xây dựng mối quan hệ” – theo chuyên gia về tài nguyên con người Lori Kocon. "Và với việc kinh doanh được thực hiện với tốc độ ngày càng nhanh, người sử dụng lao động cũng muốn những người nhanh nhẹn, dễ thích nghi và sáng tạo trong giải quyết vấn đề làm việc cho họ".

Kocon đã đưa ra lời khuyên cho tất cả người tìm việc - đặc biệt là những người mong muốn làm ở vị trí quản lý – rằng hãy “giữa liên lạc” với những kỹ năng mềm của họ. Sau đây là một số kỹ năng mềm phổ biến nhất nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và đánh giá cao ở các ứng viên:

  1.  Đạo đức làm việc - Bạn có động lực làm việc và có tinh thần cống hiến để thực hiện tốt việc làm của bạn dù thế nào chăng nữa hay không? Bạn có lương tâm và sẽ làm công việc của bạn tốt nhất chứ?
  2. Thái độ tích cực - Bạn lạc quan và vui vẻ không? Bạn sẽ tỏa ra năng lượng tốt và ý chí tốt phải không?
  3. Kỹ năng giao tiếp tốt - Bạn có khả năng ăn nói lưu loát và là người biết lắng nghe tốt? Bạn có thể xử lý tình huống và thể hiện nhu cầu của bản thân mình tốt theo hướng xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, khách hàng và các nhà cung cấp không?
  4. Khả năng quản lý thời gian - Bạn có biết việc nào nên ưu tiên hàng đầu việc nào không trong một loạt dự án hay nhiệm vụ bạn đảm nhận hay không? Bạn sẽ sử dụng thời gian của bạn làm việc một cách khôn ngoan?
  5. Kỹ năng giải quyết vấn đề - Bạn có tài xoay sở và sáng tạo trong giải quyết các vấn đề phát sinh không? Bạn tự tìm cách giải quyết khi gặp vấn đề hay bạn sẽ đùng đẩy cho người khác?
  6. Bạn có khả năng lãnh đạo nhóm - Bạn sẽ làm việc tốt theo nhóm và đội không? Bạn sẽ hợp tác và giữ được vai trò lãnh đạo khi thích hợp?
  7. Sự tự tin - Bạn có thực sự tin rằng bạn có thể thực hiện công việc? Bạn sẽ có thể giữ bình tĩnh và truyền cảm hứng sự tự tin của bạn cho những người khác? Bạn sẽ có can đảm đặt câu hỏi khi cần và tự do đóng góp ý kiến của bạn không?
  8. Khả năng chấp nhận và học từ phê bình - Bạn có thể xử lý những lời chỉ trích? Bạn dễ tiếp thu và mở lòng học tập và phát triển từ một người bình thường để trở thành một chuyên gia?
  9. Sự linh hoạt / Khả năng thích nghi - Bạn có thể thích ứng với tình huống mới và những thách thức? Bạn sẽ đón nhận những thay đổi và mở ra những ý tưởng mới?
  10. Làm việc tốt dưới áp lực - Bạn có thể xử lý những căng thẳng khi công việc đến hạn hoàn thành hay khi đối mặt với khủng hoảng? Bạn sẽ có thể làm công việc của bạn một cách tốt nhất và và vượt qua thử thách?
Trong vai trò người tìm việc làm, Kocon khuyên bạn hãy nên tập trung vào các kỹ năng để lấy được sự quan tâm từ nhà tuyển dụng tiềm năng. Đồng thời, hãy tìm hiểu cách để chứng minh các kỹ năng đó thông qua hồ sơ xin việc của bạn, trong các cuộc phỏng vấn hoặc trong việc ứng phó với người sử dụng lao động tiềm năng tại hội chợ việc làm hay hiệp hội nghề nghiệp chẳng hạn.

Ví dụ, hãy kể một câu chuyện về việc bạn đã làm thế nào để thành công xử lý một cuộc khủng hoảng hoặc thách thức tại công ty. Hãy đính kèm những chứng nhận danh dự mà bạn nhận được hoặc thậm chí mang theo thư cảm ơn hoặc khen thưởng từ một người sử dụng lao động hoặc khách hàng mà bạn đã từng làm việc với họ.

Hãy nhớ rằng, cho dù bạn đang ứng tuyển vào vị trí dịch vụ hay một công việc kỹ thuật, sự kết hợp của giữ kỹ năng chuyên môn của bạn và các kỹ năng mềm luôn sẽ giúp đặt bạn nổi bậc trong đám đông!

Monday, 19 November 2012

Quảng Bá Sản Phẩm và Đăng Tuyển Dụng Miễn Phí

Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng để có một Gian hàng miễn phí cho doanh nghiệp quảng bá, trưng bày, mua bán sản phẩm, dịch vụ online với nhiều tiện ích: - Không hề tốn chi phí thiết kế website. - Không cần đau đầu suy nghĩ giao diện nào phù hợp cho doanh nghiệp của mình. - Không tốn chi phí thuê hosting. - Vô tư cập nhật sản phẩm. - Rất nhiều hỗ trợ từ Web Doanh Nghiep Viet. - Rất đơn giản để sử dụng. - Đối tác liên kết với bạn vô cùng đảm bảo. - Khách hàng sẽ tin tưởng khi mua sản phẩm từ gian hàng của bạn tại webdoanhnghiepviet.com - Nâng cao hiệu quả bán hàng và quảng bá. Ngoài ra, quý doanh nghiệp còn có thể đăng tin tuyển dụng. Tin đăng tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên: - Trang "Tuyển dụng" của gian hàng và - Danh mục ngành nghề tương ứng tại website Nha Tuyen Dung Đăng ký để được hỗ trợ quảng bá miễn phí với Web Doanh Nghiệp Việt ngay hôm nay tại : Gian Hang Mien Phi Chi tiết xin liên hệ:
Công Ty TNHH MTV Phần Mềm Phượng Hoàng Địa chỉ: 139/2 Bạch Đằng, P.15, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam ĐT: (84-8)6 297 8597 Hotline: 0939.494.299 Email: lienhe@webdoanhnghiepviet.com

Tuesday, 3 April 2012

Những Trở Ngại Trong Phỏng Vấn và Cách Khắc Phục (P2)

Trong phần trước chúng đã cùng nhau chia sẽ một số kinh nghiệm về "Những Trở Ngại Trong Phỏng Vấn và Cách Khắc Phục". Phần này, chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi thêm một số tình huống trở ngại khác trong các cuộc phỏng vấn dù là phỏng vấn cho việc làm bán thời gian hay toàn thời gian cùng cách khắc phục ở mỗi tình huống.

Những Trở Ngại Trong Phỏng Vấn và Cách Khắc Phục (P2)



6. “Không ai muốn thuê tôi vì tôi có thể đã có khoảng thời gian thất nghiệp”

Công ty quan tâm

Khi một công ty thấy khoảng thời gian nghỉ này, họ có thể nghi ngờ sự tái diễn nếu bạn làm việc cho công ty của họ.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Đừng đưa vấn đề này ra trừ phi bạn bị hỏi trực tiếp!
Hãy thừa nhận rằng, do sự giảm biên chế hay sự sát nhập giữa các công ty nên nhiều người đã có một khoảng thời gian thất nghiệp. Nếu bạn bị thất nghiệp do những sự kiện này, hãy giải thích mà không cần chống chế. Cho dù bạn bị thất nghiệp vì nguyên nhân nào chăng nữa, hãy thừa nhận những mặt tích cực của việc này như bạn có mối quan hệ và cách nhìn nhận về công việc hay có cơ hội để học thêm.

7. “Không ai muốn thuê tôi bởi vì tôi hay thay đổi công việc”

Công ty quan tâm

Công ty lo ngại rằng sẽ phải mất tiền đào tạo và thăng tiến cho bạn để chỉ sau một thời gian ngắn bạn lại rời bỏ công ty.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Hãy giải thích một cách tích cực. Đừng đổ lỗi cho những người chủ trước đây về việc thiếu đào tạo hay việc không giữ lời hứa. Hãy giải thích đơn giản rằng từ trước đến nay, bạn vẫn đang tìm kiếm một vị trí cho phép bạn có thêm thách thức và cơ hội phát triển, và đó chính là vị trí mà công ty đang tuyển. Qua các ví dụ, hãy chứng minh những kỹ năng của bạn sẽ đáp ứng tốt những yêu cầu của công ty như thế nào. Hãy nói về sự nhiệt tình đóng góp cho công ty và sự chú trọng của bạn đối với việc duy trì sự ổn định và lâu dài trong một tổ chức vững chắc.

8. “Không ai muốn thuê tôi vì tôi đã từng vấp ngã trong công việc”

Công ty quan tâm

Nếu bạn bị sa thải, chắc chắn là bạn đã có vấn đề. Nhà tuyển dụng lo ngại rằng vấn đề tương tự sẽ tái diễn khi bạn làm việc ở đây.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Hãy thừa nhận rằng, do sự giảm biên chế hay sự sát nhập giữa các công ty nên nhiều người đã có một khoảng thời gian thất nghiệp. Nếu bạn bị thất nghiệp do những sự kiện này, hãy giải thích mà không cần chống chế. Cho dù bạn bị thất nghiệp vì nguyên nhân nào đi chăng nữa, hãy thừa nhận những mặt tích cực của việc này như bạn có mối quan hệ và cách nhìn nhận về công việc hay có cơ hội để học thêm.

Đừng nêu ra vấn đề này trừ phi bạn bị hỏi trực tiếp. Nếu bạn phải giải thích, hãy nói ngắn gọn và không nên đổ lỗi cho ai cả. Nhấn mạnh rằng bạn đã tiến bộ như thế nào và rằng những vấn đề tương tự sẽ không xảy ra.

Nếu bạn chỉ đơn giản có mối quan hệ không tốt với người chủ và đồng nghiệp trước đây, nhưng bạn lại không bị sa thải, đừng nói những chi tiết này ra trong cuộc phỏng vấn.

9. “Không ai muốn thuê tôi vì tôi không được đào tạo đến nơi đến chốn”

Công ty quan tâm

Công ty có thể lo ngại rằng việc bạn không được đào tạo cẩn thận sẽ làm cho bạn không có những kỹ năng cần thiết đáp ứng đòi hỏi nhất định của công việc. Công ty cũng cần phải có thời gian để kiểm nghiệm sự phấn đấu của bạn để đạt đến một trình độ nhất định.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Là người tìm viêc, bạn có thể phải xem xét tầm quan trọng của bằng cấp đối với vị trí mà bạn quan tâm. Yêu cầu về bằng cấp là có thực, và trong một trường hợp nào đó, bạn cũng phải tính đến khả năng học thêm một loại bằng cấp.

Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng lại thiếu bằng cấp, người chủ sẵn lòng coi kinh nghiệm của bạn tương đương với bằng cấp. Như vậy trong cuộc phỏng vấn, bạn phải làm sao thể hiện được rằng những kinh nghiệm trước đây có liên quan trực tiếp vị trí mà bạn muốn, và những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn vượt qua những thách thức mới.

10. “ Không ai muốn thuê tôi bởi vì tay nghề của tôi đã lỗi thời”

Công ty quan tâm:

Công ty muốn biết liệu bạn có khả năng trau dồi và nâng cao tay nghề của bạn không. Công ty cũng lo ngại tại sao bạn lại để những kỹ năng của mình trở nên lạc hậu, và do đó, đặt vấn đề về sự tích cực và sự cống hiến của bạn việc làm này.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Nếu bạn lại đi làm sau một thời gian nghỉ dài, bạn có lý do chính đáng cho sự lạc hậu về tay nghề của bạn. Nếu bạn đã học thêm để nâng cao tay nghề trong thời gian nghỉ việc, hãy nhấn mạnh điều này. Đi học là một bằng chứng thuyết phục cho sự tận tâm và khả năng nhìn xa trông rộng của bạn.

Trở lại trường học

Nếu bạn chưa tham gia các khoá học để nâng cao tay nghề, sẽ không bao giờ là quá muộn! Hãy giải thích rằng bạn đã đăng kí một khoá học một cách đầy ấn tượng như thể bạn đã tham gia khoá học này rồi.

Nếu các kỹ năng của bạn lạc hậu vì các lý do khác, hãy nhấn mạnh lòng mong mỏi được nâng cao chúng, và giải thích rằng bạn là người có khả năng học rất nhanh. Hãy hướng cuộc nói chuyện về những kỹ năng mà bạn không bị lạc hậu và sử dụng những ví dụ nhấn mạnh sự sẵn sàng trau dồi của mình.

Như vậy bạn đã biết được những trở ngại thường thấy trong một cuộc phỏng vấn xin việc làm dù đó là việc làm bán thời gian hay toàn thời gian, tại sao nhà tuyển dụng lại xoáy vào nhưng điểm này, và cách xử lý chúng một cách hiệu quả. Tôi hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và chiến thắng trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm như ý muốn.

Sunday, 25 March 2012

Những Trở Ngại Trong Phỏng Vấn và Cách Khắc Phục (P1)



Sau khi dạo một vòng quanh thế giới việc làm và tìm được việc làm vưa ý để nộp đơn xin dự tuyển rồi thì bước cuối cùng quan trọng là vượt qua được các ứng viên khác trong cuộc phỏng vấn để có được công việc bạn đang mong muốn. Nhắc đến hai tiếng “phỏng vấn” thường làm cho ngươi xin việc cảm giác căng thẳng và đôi khi sợ hãi nữa. Tuy nhiên, mọi việc cũng không quá phức tạp đâu nếu ta hiểu về nó. Học những kiến thức, kỹ năng cần thiết để vận dụng trong buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn toả sáng hơn. Sau đây là những trở ngại trong cuộc phỏng vấn và cách khắc phục mà tôi nghĩ một ứng viên cần biết. Bạn quan tâm chứ?

Quả vậy, đa phần chúng ta thường bước vào cuộc phỏng vấn trong tâm trạng lo âu. Chúng ta lo lắng về những tình huống không thể kiểm soát được như tuổi tác hay những vấp ngã trong quá khứ, những điều có thể làm giảm khả năng có được một cuộc phỏng vấn việc làm thành công.

Tuy nhiên, thực tế không đến nỗi như chúng ta nghĩ. Hãy xem xét những trở ngại trong phỏng vấn trước tiên để tìm ra những phương pháp tích cực, có lợi để giải quyết những trở ngại trên.

Những trở ngại thường thấy trong phỏng vấn



Những người tìm việc thường bước vào phỏng vấn với cảm giác là nhất định họ sẽ thất bại do những trở ngại thường thấy sau đây:

1. Không ai muốn thuê tôi bởi tôi quá già

Công ty quan tâm

Công ty có thể lo lắng rằng những nhân viên nhiều tuổi thì sẽ có suy nghĩ cứng nhắc, kém năng động và lỗi thời trong kiến thức cũng như tay nghề.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Trước tiên, phải thừa nhận rằng tuổi tác không còn là vấn đề quan trọng nữa trong việc thuê người. Những người chủ quan tâm ít hơn về vấn đề tuổi tác và nhiều hơn về lượng kiến thức đã tích luỹ được cũng như bề dày kin nghiệm mà chỉ những người nhiều tuổi mới có. Họ cũng nhận ra rằng, người nhiều tuổi thường cứng rắn và ổn định hơn người ít tuổi.

Trong cuộc phỏng vấn, hãy tập trung vào việc giảm nhẹ những mối quan tâm của công ty. Hãy chứng minh rằng tay nghề của bạn là hợp thời, suy nghĩ của bạn năng động và bạn có lòng nhiệt tình, bằng cách đưa ra những ví dụ đầy thuyết phục về những thành công gần đây của bạn. Hãy nhấn mạnh đến lượng kiến thức rộng lớn và những mối quan hệ của bạn trong lĩnh vực này. Đồng thời cũng phải giải thích rằng bạn nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp tục học hỏi và tiến bộ.

2. “Không ai thuê tôi bởi vì tôi quá trẻ”

Công ty quan tâm

Công ty có thể lo lắng rằng bạn chưa được thử thách trong những tình huống khó khăn và bạn có thể bị choáng ngợp, bị hạn chế, khó làm việc tốt.

Làm thể nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Hãy tập trung vào những vấn đề mà bạn đã vượt qua ở vị trí trước đây hay tại trường học, những vấn đề liên quan đến tình huống mà công ty có liên hệ. Hãy chứng minh khả năng có thể xử lý mối quan hệ với mọi người bằng sự quyết đoán và sự khéo léo. Hãy khẳng định rằng bạn là một người sống có mục đích và luôn hướng về lý tưởng. Hãy chứng minh qua những ví cụ cụ thể rằng bạn là người nhanh nhẹn và nhiệt tình.

3. “Không ai muốn thuê tôi vì tôi không đủ trình độ”

Công ty quan tâm

Công ty có thể lo lắng rằng kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này là quá hạn hẹp, rằng bạn chưa có cơ hội để chứng tỏ mình trong công việc.

Làm thể nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Tập trung vào những kỹ năng có thể thay đổi mà bạn đã sử dụng trong những công việc trước đây, kể cả khi những công việc mà bạn đã làm trước đây hoàn toàn xa lạ. Ví dụ, nếu bạn sắp xếp lịch cho các cuộc gặp gỡ giữa bác sĩ và bệnh nhân như một công việc thường nhật trong ngành y, bạn có thể sử dụng kỹ năng này để sắp xếp một cuộc họp hay những cuộc hẹn gặp cho một công ty tư vấn luật.

Thử những công việc tình nguyện

Nếu bạn thay đổi nghề nghiệp bạn cũng có thể cân nhắc làm một công việc tình nguyện trong lĩnh vực mà bạn muốn thang gia. Điều này tạo cho bạn những mối quan hệ rộng lớn và giúp bạn có được những thử thách tuyệt vời về lòng nhiệt tình, thái độ tích cực đối với sự thay đổi nghề nghiệp của bạn.

4. “Không ai muốn thuê tôi bởi vì tôi quá đủ tiêu chuẩn”

Nghe có vẻ lạ nhưng bạn hãy cùng đặt mình vào vị trí công ty bạn có thể thấy được điều bất lợi của mình khi bạn lời người xin việc này.

Công ty quan tâm

Công ty có thể lo ngại rằng bạn cảm thấy chán nản, thất vọng về công việc và nhanh chóng từ bỏ công ty, một giá đắt mà công ty phải trả. Bạn cũng có thể làm cho những người giám sát lo ngại bằng thái độ của bạn cho rằng mình biết hết tất cả mọi việc hay tồi tệ hơn, là đe doạ công việc của họ. Người phỏng vấn cũng có thể nghi ngờ rằng bạn không thể đảm đương công việc ở mức đọ cao trước kia và rằng bạn có thể từ bỏ do áp lực.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Hãy thuyết phục người phỏng vấn rằng vị trí mà bạn đang xin là phù hợp với bạn trong giai đoạn này của cuộc sống.

Hãy nhấn mạnh những thành công trước đây của bạn và những phẩm chất công việc. Nêu bật sự quan tâm của bạn đối với sự lâu dài và ổn định vào thời điểm này trong công việc của bạn.

Đưa ra lý do phải chuyển hướng nghề nghiệp

Bạn không nên nêu ra những trách nhiệm bên ngoài nhiều quá (như việc phải nuôi một gia đình ngày càng đông người dẫn đến việc bạn phải chuyển nghề) nên nhấn mạnh rằng bạn rất muốn cống hiến, chấp nhận những thử thách và tạo cơ hội để phát triển.

5. “Không ai muốn thuê tôi bởi vì tôi được trả lương cao quá”

Công ty quan tâm

Có lẽ công ty có thể chi trả cho bạn mức lương thấp hơn mức lương của bạn trong công việc hiện tại hay trước đây. Ban lãnh đạo còn lo ngại rằng bạn sẽ bỏ công ty để tìm một việc làm mới với mức lương cao hơn.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Mặc dù đối với nhiều người thì đây là một mối lo ngại nhưng không được xem nó như một trở ngại trong cuộc phỏng vấn. Tại sao? Bạn không nên thảo luận về lương cho đến khi bạn nhận được lời mời đi làm. Người phỏng vấn sẽ không biết được mức lương hiện tai hay trước đây của bạn trừ khi bạn ngả bài quá sớm.

Có lẽ vấn đề thực chất là bạn không muốn làm một công việc có tiền lương thấp hơn việc làm hiện tại của bạn và bạn lo ngại rằng công việc với mức lương như bạn muốn thì không có. Hãy thử một lần: phần lớn mọi người đều ngạc nhiên khi thấy rằng họ có thể ít nhất đạt bằng và thậm chí tăng hơn mức lương hiện tại của họ.