Monday 11 November 2013

Việc Làm Bán Thời Gian Phổ Biến Hiện Nay

Thời điểm kinh tế đang khó khăn, nhiều bố mẹ trăn trở tìm cách cải thiện thu nhập bằng cách tận dụng những thời gian còn lại trong ngày để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài việc cải thiện thu nhập, các bạn còn có thể từ trau dồi, nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua những công việc partime đó. Dưới đây là một số công việc paritme mà các bố mẹ thường làm nhất.


1. Cộng tác viên
Đây là một công việc có rất nhiều hướng mở cho các bạn. Tùy thuộc vào chuyên môn nghề nghiệp, năng khiếu, các mối quan hệ mà các bạn có thể làm cộng tác viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà không phải đầu tư vốn liếng. Ví dụ các bạn có nhiều mối quan hệ có thể làm cộng tác viên kinh doanh cho các hãng thời trang, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thuốc và các thực phẩm chức năng…. Cá mẹ có khiếu viết lách thì có thể làm cộng tác viên biên tập viên cho các trang web, các báo điện tử… như một dạng viec lam ban thoi gian mà cũng là việc thư giãn tâm hồn, học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu.

2. Dịch tài liệu, sách, hợp đồng
Các bạn có vốn liếng về ngoại ngữ thì lĩnh vực này hầu như không bao giờ hết việc. Khi mà công nghệ thông tin tăng với tốc độ chóng mặt như hiện  nay bạn có thể dễ dàng nhận các hợp đồng dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Các thông tin tuyển cộng tác viên dịch thuật rất nhiều trên các trang dịch thuật chuyên nghiệp hoặc các diễn đàn mở, chỉ sợ bạn không có thời gian để làm.

3. Gia sư
Đây là một công việc partime được các bạn sinh viên và các bố mẹ có chuyên môn về sư phạm quan tâm. Do nhịp sống ngày càng áp lực, bố mẹ không thể thu xếp thời gian để hướng dẫn các con học tập ở nhàm hơn nữa, chương trình học của các con cũng thay đổi nhiều nên nhu cầu gia sư rất lớn và đa dạng. Từ tiểu học, trung học cơ sở đến học sinh trung học, ôn luyện thi đại học …đều cần tuyển gia sư. Do vậy, nếu bạn đã tạo dựng được công việc này thì hầu như lịch dạy của các bạn sẽ được phủ kín vì các bố mẹ sẽ giới thiệu cho nhau thông qua hiệu quả công việc bạn đã làm.

4. Công việc partime cho các mẹ chuyên ngành kế toán
Nếu bạn làm nghề kế toán và muốn tìm việc làm thêm, bạn có thể nhận làm công việc kế toán thuê cho các công ty nhỏ vào một số ngày trong tháng để làm sổ sách kế toán, làm báo cáo tài chính, tư vấn các chính sách thuế, dọn dẹp sổ sách… Việc làm của bạn có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm hơn, và đó là một công việc bán thời gian khả thi. Đa phần các bạn muốn nhận việc làm thêm này đòi hỏi phải “cứng tay” trong chuyên môn.

 5. Dịch vụ thiết kế đồ hoạ, thiết kế kiến trúc, nội thất, xây dựng
Nếu bạn có năng khiếu về mỹ thuật hoặc được đào tạo chuyên ngành về thiết kế, đồ hoạ, xây dựng... thì bạn hoàn toàn có thể kiếm những công việc phù hợp với khả năng của mình. Đây cũng là một lĩnh vực “làm không hết việc” nếu bạn thực sự có năng lực và chuyên môn do tốc độ xây dựng và đô thị hóa tăng nhanh trong những năm gần đây.

6. Các dịch vụ về tin học, máy tính
Với mật độ sử dụng máy tính cao như hiện nay thì đồng nghĩa với cac dịch vụ liên quan đến máy tính gia tăng. Biết chuyên môn này, các bạn có thể cài đặt, sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng….máy tính như là một việc làm thêm vừa có giá trị kin tế vừa có giá trị rèn luyện. Công việc này cũng không quá phức tạp và lại có nguồn thu nhập bổ sung kha khá.

Trên đây là những ý tưởng cơ bản có thể giúp bạn cải thiện thu nhập và nâng cao kỹ năng của mình với những viec lam ban thoi gian trong lúc rảnh rỗi. Chúc các bạn tìm được những công việc partime phù hợp!

Sunday 27 October 2013

Phép Xã Giao Trong Phỏng Vấn Việc Làm ( Phần 1 )

Việc biết những phép xã giao trong phỏng vấn việc làm góp phần rất quan trọng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và dẫn đến thành công cho người tìm việc. Xét về phép xã giao trước nhà tuyển dụng thì cách bạn ăn mặc ra sao, những gì bạn mang đến  cuộc phỏng vấn việc, cách bạn chào hỏi người phỏng vấn, và cách bạn làm thế nào bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng đều có thể tạo sự khác biệt lớn đến kết quả phỏng vấn.

Hãy ôn lại những lời khuyên về nghi thức xã giao trong phỏng vấn việc làm áp dụng tại thời điểm trước, trong và sau và một cuộc phỏng vấn việc làm mà bạn đã biết, để đảm bảo rằng bạn sẽ làm tốt trong việc tạo ấn tượng tốt nhất trước người phỏng vấn. Vì nó quan trọng, sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu lần nữa những “Phép Xã Giao Trong Phỏng Vấn Việc Làm”.


Mặc gì khi đến phỏng vấn việc làm
Khi bạn chọn trang phục cho một cuộc phỏng vấn việc làm thì hãy nhớ rằng hình ảnh của bạn là những gì gây ấn tượng đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng, do vậy nên ăn mặc phù hợp khi phỏng vấn thực sự rất quan trọng.

Dù việc làm bạn ứng tuyển ở ngành nghề nào đi nữa thì bạn cần tạo ấn tượng đầu tiên một cách tuyệt vời nhất. Khi tìm việc ở một vị trí chuyên nghiệp, hãy chọn trang phục đi phỏng vấn phù hợp với trang phục kinh doanh. Còn nếu bạn đang ứng tuyển một việc làm tại môi trường bình thường hơn như trong một cửa hàng hoặc nhà hàng, điều quan trọng là phải vẫn phải gọn gàng, ngăn nắp, và ăn mặc lịch sự để thể hiện một hình ảnh tích cực trước nhà tuyển dụng.

Khoảng thời gian thích hợp khi đến phỏng vấn
Đây cũng là một trong những điều thắc mắc mà người tìm việc phân vân. Việc đến buổi phỏng vấn sớm vài phút, hoặc đúng giờ, hay bất đắc dĩ lắm chỉ được chậm nhất vài phút thôi là điều quan trọng phải ghi nhớ. Bạn phải nắm rõ  mình đang ở đâu, mất bao nhiêu thời gian để đi đến chỗ phỏng vấn, và làm thế nào để đến được địa điểm phỏng vấn. Bạn phải đảm bảo rằng bạn không đến quá muộn.

Tốt nhất, hãy dự phòng cho mình một ít thời gian để có thể chỉn chu lại quần áo, đầu tóc, hoặc tìm chỗ tắm rửa nếu bạn từ xa đến. Phải đảm bảo hình ảnh của bạn thật tươm tất, sạch sẽ khi xuất hiện.

Một vài phút đến sớm cũng sẽ giúp cho bạn nghỉ mệt và trấn tĩnh lại trước khi bước vào cuộc “đấu trí” với những người tìm việc khác. Đừng ép mình vào thế khó, một cuộc phỏng vấn sẽ căng thẳng hơn bình thường nếu bạn phải vội vã chuẩn bị để đảm bảo đến đúng giờ.

Cần mang gì đi phỏng vấn
Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn việc làm là khá quan trọng. Người tìm việc cần mang thêm các bản sao của hồ sơ xin việc mà bạn đã nộp cho nhà tuyển dụng trước đó cùng với một danh sách các tài liệu tham khảo để có thể cung cấp cho người phỏng vấn khi được yêu cầu. Ngoài ra, hãy mang theo cả danh sách các câu hỏi để hỏi người phỏng vấn.

Nếu bạn đang tham gia cuộc phỏng vấn việc làm cho vị trí liên quan đến công nghệ như thiết kế web hay lập trình và bạn muốn đưa ra ví dụ về công việc của bạn, thì tốt nhất bạn nên mang theo máy tính xách tay hoặc iPad để chỉ cho người phỏng vấn thấy những gì bạn đã hoàn thành.

Bên cạnh đó, những cái gì người tìm việc không nên đem theo khi đến gặp nhà tuyển dụng? Không được bước vào một cuộc phỏng vấn việc làm với một tách cà phê hoặc chai soda hoặc nước hay bất cứ thứ gì khác liên quan đến ăn uống. Đồng thời, không nhai kẹo cao su.

Nếu mang theo điện thoại di động, thì bạn nên tắt và cất khỏi tầm nhìn của mình. Nếu bạn thật sự đang chờ một cuộc điện thoại thật quan trọng thì nên hỏi xin phép nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu phỏng vấn. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là nên sắp xếp các cuộc gọi đến đó sau buổi phỏng vấn nếu có thể.

Tuesday 22 October 2013

Có Biến Mới Có Thông, Có Thông Mới Lâu Bền Được

Lần này thay vì chia sẻ những kinh nghiệm thực tế có tính thiết thực cao nhưng có phần khô khan, tôi muốn chia sẻ với những người tìm việc làm luôn gắn bó theo dõi tôi, những người bạn bè của tôi đang kinh doanh mua bán hay đang làm bất cứ gì trong cuộc sống một câu truyền mang tính giáo dục sống còn: “Có biến mới có thông, có thông mới lâu bền được.”

Câu truyện tôi kể về hai mầm cây. Tiêu đề của câu truyện khó làm chúng ta liên tưởng đến mầm cây bởi đó dường như là triết lý sống còn trong kinh doanh mua bán, trong ứng xử tìm việc, trong giao tiếp hàng ngày của con người… tại sao hai mầm cây có thể hiểu được. Thật ra, không phải cây là không thể hiểu chỉ có điều tự bản thân cây chúng không thể định nghĩa được, và có một sự thật phủ phàng là không phải khi cây hiểu được thì con người ai ai cũng hiểu và làm được.



Một ngày nọ hai mầm xanh dưới đất nằm trò chuyện cùng nhau:
- “Hai đứa mình đang chứa một sự sống, mình sắp khai sinh rồi, nhưng phía trên mặt đất là một tảng đá rất lớn chắn ngang kìa, phải làm sao đây?”
- “Chúng ta hãy đi men theo tảng đá đó rồi nhô lên đón ánh mặt trời” Mầm cây thứ nhất đưa ý kiến.
- Mầm cây thứ hai liền phản đối “Sao anh hèn vậy, chúng ta phải đâm thẳng mà đi chứ!”
Nói rồi, mầm cây đó liền đâm thẳng lên một cách “kiên cường” và chạm vào tảng đá. Đến cuối cùng, nó mãi mãi không được nhìn thấy ánh mặt trời.

Mầm cây kia vẫn làm theo điều nó đã nghĩ ban đầu, nhô lên cạnh tảng đá và hứng được những ánh nắng chiếu rọi đầu tiên trong vui sướng. Tự nói với mình “Ồ, mình đã khai sinh”.
Thấy thế tảng đá cười mỉa mai: “Chỉ là một hạt mầm bé xíu, tự hào gì chứ…”
Câu nói ấy đã làm mầm cây buồn và tổn thương vô cùng nhưng nó vẫn nhẫn nại quang hợp dưới ánh mặt trời.
Thời gian trôi qua, dần dần chồi non ngày nào đã thành một cái cây to lớn, hòn đá khi đó chỉ biết nằm lăn sang một bên, im lặng suốt đời như thầm trách…

Sự phát triển mỹ mãn làm cây đơm hoa tỏa hương thơm ngát. Nhưng tâm hồn vẫn là cái gì đó rất con người. Những đêm thu về cây buồn trong tiếng lá rơi xào xạc, có lẽ nó đưa hồn về tuổi thơ và thương cho người bạn xấu số của mình. Đâu đó dưới mặt đất kia, ở những mảnh vườn khác trong thế giới này vẫn còn những mầm cây xấu số như bạn ấy?

Bạn có cảm giác gì sau câu truyện này? Đi đường thẳng chưa chắc là tốt, nhưng đường vòng chăc hẳn là xấu nhưng chúng ta  phải biết đi vòng cho đúng. Cái gọi là tuỳ cơ ứng biến là thế. “Có biến mới có thông, có thông mới lâu bền được”, người tìm việc, nhà tuyển dụng, người kinh doanh mua bán cũng như tất cả chúng ta cần biết. Lời nhắn từ một mầm xanh!

Saturday 28 September 2013

Tạo Hình Ảnh Thích Hợp Như Nhà Tuyển Dụng Mong Đợi

Không có một khuôn khổ nào cụ thể cho việc gây sự chú ý với nhà tuyển dụng, bởi người tuyển dụng suy cho cùng suy cho cùng cũng là một con người mà “chín người mười ý”. Nói như vậy cũng không phải phủ nhận những nguyên tắc chung mà người tìm việc cần làm để gây sự chú ý như đính kèm thư xin việc, CV được viết cẩn thận, súc tích… Mà ở đây còn có những ngoại lệ đặc biệt.




Bạn sẽ ăn mặc thế nào khi đi phỏng vấn viec lam? Từ trước đến giờ hẳn bạn luôn nghĩ cần phải ăn mặc chỉnh chu, lịch sự. Tôi cũng nghĩ vậy và tôi cũng không cho phép mình ăn mặc “quái đản” khi đến gặp nhà tuyển dụng, cho đến khi…

“Có một người tìm việc ăn mặc cực mốt có phần lạ đời: quần jeans mốt rách, kết hợp trang sức hầm hố đi phỏng vấn. Khi cô ấy bước vào công ty tuyển dụng các ứng viên khác thậm chí nhân viên ở đó phải “choáng” trong ấn tượng đầu tiên. Khi cảm giác choáng ban đầu chưa qua thì cô ấy lại làm cho tình hình nghiêm trọng hơn bằng việc đánh que diêm vào quần Jeans của mình để mồi thuốc. Ai cũng cho rằng cô ây không cần tốn sức phỏng vấn làm gì, cô ấy sẽ bị loại ngay với phong cách ăn mặc, tác phong “kỳ quái” trước một buổi phòng vấn xin việc.

Tuy nhiên, tình hình lại khác và không ai có thể ngờ rằng cô ấy được tuyển dụng ngay bởi cô ấy ứng tuyển vào ban sáng tạo của một công ty quảng cáo.”

Qua ví dụ này, người tìm việc có thể rút ra một kinh nghiệm quý khi phỏng vấn việc làm, đó là tùy vào vị trí, phòng ban, tính chất công việc, đặc điểm kinh doanh mua ban của công ty tuyển dụng mà chọn cho mình một phong cách xuất hiện phù hợp và ấn tượng. Tuy nhiên, có thể khó cho bạn, cho tôi để có được can đảm chọn phục trang và hành động cá tính như cô gái ấy. Mặc dù vậy, chúng ta nên hiểu và chú ý đến nguyên tắc “hãy tạo một hình ảnh thích hợp như nhà tuyển dụng mong đợi.”

Tuesday 3 September 2013

Tìm Việc Làm Có Rất Nhiều Phương Pháp

Nếu bạn thực sự đang cần việc làm, và nếu bạn cố gắng thực sự bạn sẽ thấy có rất nhiều cách cho bạn tìm việc làm. Sau đây là một vài phương pháp chia sẻ với những người tìm việc.

Hẳn các bạn sẽ đồng ý với tôi rằng đã có lúc bạn lầm tưởng chỉ có 3 khuôn mẫu để tìm việc làm đó là: gửi hồ sơ xin việc (CV), đọc thông tin tuyển dụng và làm theo hay nhờ vào dịch vụ môi giới việc làm.
Thực ra, còn rất nhiều cách khác. Bạn cần xác định rằng, tỉ lệ thắng của bạn phụ thuộc chính vào cách bạn làm.


  • Hãy tìm thông tin về nhà tuyển dụng đang cần ứng viên cho một vị trí mà bạn nghĩ mình phù hơp. Có rồi, hãy gọi điện thoại ho họ, hoặc bạn có thể đến gặp trực tiếp người đại diện công ty đó khi đã tạo được một cuộc hẹn trước cũng như đã chuẩn bị chu toàn cho buổi phỏng vấn việc làm.
  • Tìm cơ hôi từ các nguồn mà bạn đã có sẳn. Hãy lục lại danh bạ điện thoại và tìm các công ty, xí nghiệp mà bạn thích, hãy nhấc điện thoại lên gọi trực tiếp cho họ. Chú ý, hãy giao tiếp với thái độ nhã nhặn, lịch sự và cố gắng nói giọng truyền cảm. Và quan trong nhất là hãy đi thẳng vào vấn đề việc làm, đừng lãng phí thời gian của phía công ty và cả của bạn.
  • Như đã nói, thành công đến phụ thuộc vào cách bạn làm. Hãy can đảm, vì bạn không làm điều gì sai cả. Đừng chú trọng xem liệu nhà tuyển dụng có còn vị trí nào trống cho mình nữa hay không, rằng họ có đăng thông báo tuyển dụng hay không, hãy trực tiếp tìm đến địa chỉ nơi bạn muốn tìm việc làm đó để xin được tư vấn. Và hãy cẩn trọng rằng, chỉ khi nào bạn đã rõ “ đường đi lối về” của công ty đó cũng như việc làm bạn muốn có được thì hãy đến “trình diện”.
  • Hẳn mỗi người dù ít hay nhiều cũng sẽ nhận được lời giới thiệu việc làm từ người thân, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp cũ, hay thậm chí là người đồng hương… Khi có sự lựa chọn, hãy cân nhắc lời giới thiệu khả quan nhất.
  • Còn một nguồn phong phú cho bạn tìm việc làm 24h đó là những Trung tâm hỗ trợ việc làm của chính quyền địa phương, hoặc website tuyển dụng ở địa phương. Hãy tận dụng nó!
  • Những thông tin tuyển dụng việc làm trên báo đài, web việc làm, diễn đàn nghề nghiệp là một nguồn cũng vô cùng phong phú cho phép bạn tìm viec lam 24h.
  • Hội chợ việc làm là cơ hôi cho bạn trực tiếp gặp mặt nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị cho thật tốt khi đến đó vì nhà tuyển dụng có thể sẽ trực tiếp cho bạn cơ hội làm việc nếu bạn thật sự có năng lực.
 Rõ ràng, bạn thấy đấy, nếu bạn thật sự quyết tâm và cố gắng, nhà tuyển dụng vẫn ở đâu đó khắp nơi để đợi bạn. Dù bộ đồng phục học sinh không bao hàm ý nghĩa bạn đang phụ thuộc, nhưng đa số tâm lý vẫn là thoải mái khi không phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền vì đa phần được cha mẹ luôn bảo bọc. Nhưng khi không còn khoác trên người bộ đồng phục học sinh nữa.. bạn đã lớn, thì đó cũng là lúc chúng ta nên dựa vào sức mình, tự lực hành động để đạt được điều mình muốn.

Wednesday 8 May 2013

Xin Việc Qua Email

Khi người tìm việc sử dụng email để nộp đơn xin việc làm, điều quan trọng mà bạn cần đảm bảo là tất cả thông tin bạn gửi đi phải chuyên nghiệp nhất có thể. Bạn cần gởi đến nhà tuyển dụng sơ yếu lý lịch đính kèm với thư xin việc. Sau đây là lời khuyên cụ thể về cách làm thế nào để nộp đơn xin việc qua email.



- Hãy đọc lại email của bạn để kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả (bạn không nên phụ thuộc và quá tin tưởng vào phần mềm kiểm tra chính tả) trước khi bấm nút gửi đi. Hãy nhớ rằng, đây là cơ hội của bạn để tạo ấn tượng đầu tiên quan trọng với doanh nghiệp hay công ty tuyển dụng, hãy đảm bảo email của bạn phải chuyên nghiệp và không bị lỗi.

- Email phải ngắn gọn và đúng tiêu điểm. Thư xin việc đính kèm không nên dài hơn hai hoặc ba đoạn văn ngắn. Bạn cần dành thời gian để viết một lá thư xin việc hay để tạo ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng.

- Hãy chắc chắn rằng bạn không quên ghi rõ họ tên, địa chỉ email và số điện thoại ở phần ký tên.

- Hãy ghi rõ vị trí việc làm bạn đang ứng tuyển trên dòng chủ đề của lá thư.

- Có một điều mà người tìm việc thường hay bỏ sót và không nghĩ nó thật sự quan trọng đó chính là địa chỉ email bạn chọn. Hãy chắc chắn rằng địa chỉ email của bạn cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn. Tránh những email có địa chỉ mang giọng điệu như: xinyeuemtumuonkiep@yahoo.com, iloveyoubaby@gmail.com..v..v..

- Nếu trong tin tuyển dụng yêu cầu bạn gửi tập tin đính kèm, hãy gửi hồ sơ xin việc của bạn trong file Word hoặc PDF. Cũng có trường hợp nhiều nhà tuyển dụng không chấp nhận file đính kèm. Trong những trường hợp này, hãy dán sơ yếu lý lịch của bạn vào email nhưng người tìm việc nên chú ý sử dụng một phông chữ đơn giản và loại bỏ các định dạng ưa thích. Trước khi gửi đến cho nhà tuyển dụng, hãy kiểm tra cẩn thận bằng cách gửi tin nhắn cho mình đầu tiên để xem các định dạng hoạt động đã ổn chưa, có sai sot nào cần chỉnh sửa lại hay không. Sauk hi chắc rằng tất cả mọi thứ đều đã tốt thì mới nên gửi đến doanh nghiệp hay công ty tuyển dụng.

Những doanh nghiệp hay công ty luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có tác phong chuyên nghệp bởi nó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm. Khi bạn không thể đứng trước mặt họ thể hiện, và chỉ rõ cho nhà tuyển dụng thấy ưu điểm của bạn, thì ngay ấn tượng đầu tiên gián tiếp này, bạn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình không để mắc bất cứ lỗi nào dù là nhỏ nhất để giành lấy cơ hội đi tiếp.

Tuesday 19 February 2013

Lưu Ý Khi Viết Thư Xin Việc

Nói về những yếu tố quan trong trong quá trình tìm việc làm, có một điều mà ta không thể bỏ sót đó là “Thư Xin Việc”. Không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ứng viên nộp đơn xin việc nhưng đó lại là thành phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ nộp lên doanh nghiệp hay công ty tuyển dụng. Đây chính là điểm ghi nhớ đầu tiên về vấn đề liên quan đến thư xin việc mà người tìm việc luôn phải nằm lòng.

Thường lá thư xin việc luôn là phần đầu tiên nhà tuyển dụng xem xét trong bộ hồ sơ của các ứng viên, nó có vai trò quan trọng trong việc quyết định xem liệu họ có nên dành thời gian cho ứng viên này nữa không, do vậy người xin việc cần phải đầu tư cho lá đơn xin việc của mình. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số bí quyết giúp bạn có được một lá thư xin việc ấn tượng.



Dù bạn có phải gọi điện nhiều lần để hỏi tên và chức danh của người tiếp nhận hồ sơ của bạn thì cũng nên làm bởi bạn cần gửi thư đến đúng tên và chức danh người nhận. Hãy chắc rằng bạn sẽ gọi người tiếp nhận là “ông/bà” hay “anh/chị”.

Trình bày rõ ràng vị trí bạn đang xin ứng tuyển. Trong câu mở đầu cho thư xin việc, người tìm việc phải cho nhà tuyển dụng biết được mục đích bạn gửi lá thư này là gì. Nếu bạn gửi đơn xin việc này đến theo thông tin trên một thông báo tuyển dụng của công ty hay doanh nghiệp đó thì hãy cho họ biết. Chẳng hạn, bạn có thể gửi đến như sau: “Tôi đang ứng tuyển vào vị trí Nhân Viên Thiết Kế Web. Tôi mong được trình bày với quý công ty những kỹ năng và khả năng của tôi”.

Trong rất nhiều những hồ sơ được gửi đến ứng tuyển vào vị trí thiết kế web này, bạn cần làm cho lá thư của mình nổi bậc và ghi dấu ấn hơn những lá thư từ ứng viên khác. Nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng nếu bạn biết rõ về doanh nghiệp hay công ty và lĩnh vực họ đang kinh doanh. Hãy dành thời gian tìm hiểu về công ty tuyển dụng đó trước khi bạn đặt bút viết lá thư này và hãy thể hiện rõ rằng bạn biết về công ty họ ra sao, họ làm những gì và rằng bạn muốn chọn họ để đầu quân lâu dài.

Hãy chứng tỏ khả năng của mình bằng việc đề cập đến những việc bạn đã làm, đã đạt được mà có liên quan đến công việc bạn đang xin (trong ví dụ trên là những dự án, những website bạn đã thiết kế..). Đồng thời hãy cho phía tuyển dụng biết được nếu họ chọn bạn, bạn sẽ làm cho họ những gì trong tương lai.

Ngoài nội dung thuyết phục, lá thư xin việc của bạn cần súc tích, cô đọng và đi thẳng vào trọng tâm. Tránh nói dong dài, tốt nhất là nên viết ngắn gọn trong một trang giấy. Nhà tuyển dụng sẽ không dành nhiều thời gian cho mỗi lá thư xin việc trên tay họ, hãy nhớ lấy điều đó.

Trong lá thư này người tìm việc nên chú ý đừng dùng từ “không bao giờ” (never) mà thay vào đó phải đề cập đến “thành tựu” (achivement) bạn đã đạt được.

Ngoài ra còn có những từ tối kỵ không nên đưa vào thư xin việc đó là ghét (hate), không có gì (nothing), luôn luôn (always), tệ (bad), khuyết điểm (fault), sai phạm (mistake), hoang mang (panic) và vấn đề (problem). Hãy thay thế những từ đó bằng tích cực (active), tiến bộ (develop), kinh nghiệm (experience), lập kế hoạch (planning)...

Một điều chú ý nhỏ nữa nhưng không kém phần quan trọng vì nó thể hiện tính cẩn trọng của bạn đó là lỗi văn phạm và chính tả. Hãy kiểm tra cẩn thận hoặc bạn có thể nhở một người khác đọc lại bài viết của mình trước khi gửi nó đi.

Trong phần kết thư, người xin việc cũng nên chú ý tạo cho người đọc cảm giác họ nên làm điều gì đó cho mình. Hãy dũng những từ như “chân thành”, “thân ái”,… để kết lá thư của bạn. Đồng thời, bạn cũng đừng quên thể hiện cho phía doanh nghiệp hay công ty tuyển dụng biết rằng bạn mong được nói nhiều hơn hoặc được gặp gỡ họ.