Tuesday 3 April 2012

Những Trở Ngại Trong Phỏng Vấn và Cách Khắc Phục (P2)

Trong phần trước chúng đã cùng nhau chia sẽ một số kinh nghiệm về "Những Trở Ngại Trong Phỏng Vấn và Cách Khắc Phục". Phần này, chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi thêm một số tình huống trở ngại khác trong các cuộc phỏng vấn dù là phỏng vấn cho việc làm bán thời gian hay toàn thời gian cùng cách khắc phục ở mỗi tình huống.

Những Trở Ngại Trong Phỏng Vấn và Cách Khắc Phục (P2)



6. “Không ai muốn thuê tôi vì tôi có thể đã có khoảng thời gian thất nghiệp”

Công ty quan tâm

Khi một công ty thấy khoảng thời gian nghỉ này, họ có thể nghi ngờ sự tái diễn nếu bạn làm việc cho công ty của họ.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Đừng đưa vấn đề này ra trừ phi bạn bị hỏi trực tiếp!
Hãy thừa nhận rằng, do sự giảm biên chế hay sự sát nhập giữa các công ty nên nhiều người đã có một khoảng thời gian thất nghiệp. Nếu bạn bị thất nghiệp do những sự kiện này, hãy giải thích mà không cần chống chế. Cho dù bạn bị thất nghiệp vì nguyên nhân nào chăng nữa, hãy thừa nhận những mặt tích cực của việc này như bạn có mối quan hệ và cách nhìn nhận về công việc hay có cơ hội để học thêm.

7. “Không ai muốn thuê tôi bởi vì tôi hay thay đổi công việc”

Công ty quan tâm

Công ty lo ngại rằng sẽ phải mất tiền đào tạo và thăng tiến cho bạn để chỉ sau một thời gian ngắn bạn lại rời bỏ công ty.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Hãy giải thích một cách tích cực. Đừng đổ lỗi cho những người chủ trước đây về việc thiếu đào tạo hay việc không giữ lời hứa. Hãy giải thích đơn giản rằng từ trước đến nay, bạn vẫn đang tìm kiếm một vị trí cho phép bạn có thêm thách thức và cơ hội phát triển, và đó chính là vị trí mà công ty đang tuyển. Qua các ví dụ, hãy chứng minh những kỹ năng của bạn sẽ đáp ứng tốt những yêu cầu của công ty như thế nào. Hãy nói về sự nhiệt tình đóng góp cho công ty và sự chú trọng của bạn đối với việc duy trì sự ổn định và lâu dài trong một tổ chức vững chắc.

8. “Không ai muốn thuê tôi vì tôi đã từng vấp ngã trong công việc”

Công ty quan tâm

Nếu bạn bị sa thải, chắc chắn là bạn đã có vấn đề. Nhà tuyển dụng lo ngại rằng vấn đề tương tự sẽ tái diễn khi bạn làm việc ở đây.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Hãy thừa nhận rằng, do sự giảm biên chế hay sự sát nhập giữa các công ty nên nhiều người đã có một khoảng thời gian thất nghiệp. Nếu bạn bị thất nghiệp do những sự kiện này, hãy giải thích mà không cần chống chế. Cho dù bạn bị thất nghiệp vì nguyên nhân nào đi chăng nữa, hãy thừa nhận những mặt tích cực của việc này như bạn có mối quan hệ và cách nhìn nhận về công việc hay có cơ hội để học thêm.

Đừng nêu ra vấn đề này trừ phi bạn bị hỏi trực tiếp. Nếu bạn phải giải thích, hãy nói ngắn gọn và không nên đổ lỗi cho ai cả. Nhấn mạnh rằng bạn đã tiến bộ như thế nào và rằng những vấn đề tương tự sẽ không xảy ra.

Nếu bạn chỉ đơn giản có mối quan hệ không tốt với người chủ và đồng nghiệp trước đây, nhưng bạn lại không bị sa thải, đừng nói những chi tiết này ra trong cuộc phỏng vấn.

9. “Không ai muốn thuê tôi vì tôi không được đào tạo đến nơi đến chốn”

Công ty quan tâm

Công ty có thể lo ngại rằng việc bạn không được đào tạo cẩn thận sẽ làm cho bạn không có những kỹ năng cần thiết đáp ứng đòi hỏi nhất định của công việc. Công ty cũng cần phải có thời gian để kiểm nghiệm sự phấn đấu của bạn để đạt đến một trình độ nhất định.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Là người tìm viêc, bạn có thể phải xem xét tầm quan trọng của bằng cấp đối với vị trí mà bạn quan tâm. Yêu cầu về bằng cấp là có thực, và trong một trường hợp nào đó, bạn cũng phải tính đến khả năng học thêm một loại bằng cấp.

Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng lại thiếu bằng cấp, người chủ sẵn lòng coi kinh nghiệm của bạn tương đương với bằng cấp. Như vậy trong cuộc phỏng vấn, bạn phải làm sao thể hiện được rằng những kinh nghiệm trước đây có liên quan trực tiếp vị trí mà bạn muốn, và những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn vượt qua những thách thức mới.

10. “ Không ai muốn thuê tôi bởi vì tay nghề của tôi đã lỗi thời”

Công ty quan tâm:

Công ty muốn biết liệu bạn có khả năng trau dồi và nâng cao tay nghề của bạn không. Công ty cũng lo ngại tại sao bạn lại để những kỹ năng của mình trở nên lạc hậu, và do đó, đặt vấn đề về sự tích cực và sự cống hiến của bạn việc làm này.

Làm thế nào để vượt qua điều này khi dự phỏng vấn?

Nếu bạn lại đi làm sau một thời gian nghỉ dài, bạn có lý do chính đáng cho sự lạc hậu về tay nghề của bạn. Nếu bạn đã học thêm để nâng cao tay nghề trong thời gian nghỉ việc, hãy nhấn mạnh điều này. Đi học là một bằng chứng thuyết phục cho sự tận tâm và khả năng nhìn xa trông rộng của bạn.

Trở lại trường học

Nếu bạn chưa tham gia các khoá học để nâng cao tay nghề, sẽ không bao giờ là quá muộn! Hãy giải thích rằng bạn đã đăng kí một khoá học một cách đầy ấn tượng như thể bạn đã tham gia khoá học này rồi.

Nếu các kỹ năng của bạn lạc hậu vì các lý do khác, hãy nhấn mạnh lòng mong mỏi được nâng cao chúng, và giải thích rằng bạn là người có khả năng học rất nhanh. Hãy hướng cuộc nói chuyện về những kỹ năng mà bạn không bị lạc hậu và sử dụng những ví dụ nhấn mạnh sự sẵn sàng trau dồi của mình.

Như vậy bạn đã biết được những trở ngại thường thấy trong một cuộc phỏng vấn xin việc làm dù đó là việc làm bán thời gian hay toàn thời gian, tại sao nhà tuyển dụng lại xoáy vào nhưng điểm này, và cách xử lý chúng một cách hiệu quả. Tôi hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và chiến thắng trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm như ý muốn.